Trao đổi với VietNamNet, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật của Công ty cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS) nhận định, việc sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa, tạo hiệu ứng cho ảnh luôn là một nhu cầu không thể thiếu của người dùng, với mong muốn tạo được nhiều bức ảnh độc, lạ theo ý muốn. Bằng sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI thì các ứng dụng chỉnh sửa ảnh ngày càng có sức hút lớn và nhanh chóng được phổ biến, lan truyền tới nhiều người dùng.
Tuy vậy, chuyên gia NCS chỉ ra rằng, khi sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh, người dùng sẽ phải đối mặt với các nguy cơ mất an toàn thông tin, bị lộ lọt dữ liệu cá nhân.
Cụ thể, để xử lý ảnh, các hình ảnh của người dùng sẽ được ứng dụng tải lên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Do vậy, sẽ có những nguy cơ về lộ lọt dữ liệu. “Lời khuyên với người dùng là không nên đưa các bức ảnh nhạy cảm, ảnh mang tính chất riêng tư vào app”, chuyên gia NCS lưu ý.
Cũng theo phân tích của ông Vũ Ngọc Sơn, các bức ảnh người dùng chụp bằng điện thoại di động thường sẽ có thêm các thông tin về thời gian, loại thiết bị đang sử dụng và đặc biệt là vị trí chụp bức ảnh. Từ những thông tin này, người khác có thể tổng hợp ra được thói quen, lịch trình hoạt động, di chuyển của người dùng. Vì thế, mọi người cần cân nhắc nếu không muốn các thông tin này bị lộ lọt.
Đáng chú ý, việc cung cấp nhiều bức ảnh cho một hệ thống khác cũng sẽ có nguy cơ bị lợi dụng để tạo ra ảnh giả mạo, video giả mạo. Nếu ảnh lọt vào tay các đối tượng xấu, chúng có thể sử dụng những bức ảnh này để AI học, sau đó dùng công nghệ Deepfake để tạo ra ảnh giả mạo, video giả mạo phục vụ các mục đích xấu, thậm chí là lừa đảo.
“Vì thế, trong mọi tình huống, kể cả là các trào lưu mới, người dùng vẫn nên thận trọng, không nên vì vài phút vui trên mạng xã hội mà đánh đổi dữ liệu cá nhân, đặc biệt là dữ liệu khuôn mặt của mình”, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn nêu quan điểm.
Nguy cơ về an toàn thông tin với người dùng ứng dụng chỉnh sửa ảnh phong cách hoạt hình cũng vừa được báo chí đặt câu hỏi cho đại diện Cục An toàn thông tin, ông Nguyễn Duy Khiêm, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ TT&TT.
Chia sẻ quan điểm của Cục An toàn thông tin về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Khiêm nhấn mạnh, việc sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh anime và cung cấp hình ảnh, khuôn mặt cá nhân tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về an toàn thông tin.
Bởi lẽ, ngoài việc yêu cầu người sử dụng cung cấp hình ảnh, ứng dụng còn yêu cầu cho phép truy cập vào kho ảnh, camera điện thoại và một số quyền khác. Trên cơ sở có được các thông tin về khuôn mặt, hình dáng và các thông tin khác như địa chỉ email, số điện thoại..., nhà cung cấp ứng dụng có thể thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của người sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Bên cạnh đó, công nghệ thanh toán, xác nhận tài khoản bằng khuôn mặt đang rất phổ biến, do đó kẻ xấu hoàn toàn có thể lợi dụng hình ảnh để đánh cắp tài khoản cá nhân.
Theo phân tích của các chuyên gia Cục An toàn thông tin, một trong những hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay là cuộc gọi video deepfake. Các đối tượng thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI sao chép chân dung để tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè, từ đó thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.
Để giảm thiểu nguy cơ lộ lọt thông tin, Cục An toàn thông tin khuyên người dùng hạn chế chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân lên các nền tảng mạng xã hội; chọn lọc, sử dụng các ứng dụng uy tín; đọc kỹ các điều khoản, yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ trước khi sử dụng. Đặc biệt là, người dùng không nên cung cấp những hình ảnh nhạy cảm, riêng tư lên các ứng dụng.
Theo khuyến nghị của đại diện Cục An toàn thông tin, người dùng cần đặc biệt lưu ý, trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, cần xem xét đầy đủ các quyền mà ứng dụng muốn truy cập. Đồng thời, kiểm soát các quyền truy cập của ứng dụng đến các thông tin cũng như chức năng có trên các thiết bị thông minh.
Khi sử dụng các nền tảng, ứng dụng và được yêu cầu cung cấp thông tin, người dùng cần biết cung cấp thông tin cho đối tượng nào, mục đích sử dụng là gì. Những nền tảng, ứng dụng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đánh giá, khuyến nghị an toàn thì người dùng không nên sử dụng.
Ông Nguyễn Duy Khiêm cho biết thêm, thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã triển khai nhiều biện pháp, đồng thời tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trên không gian mạng. “Chúng tôi cũng mong muốn các cơ quan báo chí cùng vào cuộc để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân cho người dân”, đại diện Cục An toàn thông tin đề nghị.
Ngay từ sáng sớm nay, sân trường đã chật kín người với không khí sôi động. Nhiều thế hệ học sinh của trường đã có mặt để được gặp lại thầy cô, bạn bè.
Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nói chuyện cùng các thế hệ giảng viên trường. |
Ra đời trong những năm chiến tranh và đồng hành cùng sự phát triển của ngành ngoại thương Việt Nam, Trường ĐH Ngoại thương thuở ban đầu chỉ là 1 ngành học vào năm 1960, thuộc Khoa Quan hệ quốc tế của Trường Kinh tế tài chính do Bộ ngoại giao trực tiếp quản lý.
Đến nay, trường có trụ sở chính tại Hà Nội và có 2 cơ sở ở TP.HCM và Quảng Ninh... đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh, Quản trị, Tài chính – ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Luật Kinh tế và Ngôn ngữ thương mại.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Ngoại thương luôn là một trong những trường đại học hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực/ngành Kinh tế, kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - kiểm toán, Luật thương mại quốc tế và Ngôn ngữ thương mại.
Trường ĐH Ngoại thương là cái nôi đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý, quản trị, doanh nhân xuất sắc, những công dân toàn cầu đã gặt hái được nhiều thành công trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam và trên trường quốc tế.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT (thứ ba từ trái qua) qua từng là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương. |
Những năm qua, Trường ĐH Ngoại thương luôn giữ vị trí các trường đại học top đầu cả nước, liên tục là trường thu hút nhiều nhất các thí sinh thuộc top 5% thí sinh xuất sắc nhất cả nước theo học.
Các giảng viên hiện nay của trường. |
Hiện nay, bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, nhà trường đã xây dựng và phát triển các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động quốc tế và đào tạo ra những công dân toàn cầu. Hiện, Trường ĐH Ngoại thương đào tạo 12 ngành với 19 chuyên ngành ở bậc đại học, với 3 chương trình tiên tiến, 5 chương trình chất lượng cao, 3 chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Các cựu sinh viên lưu lại những khoảnh khắc ở dấu mốc 60 năm thành lập trường. |
Một cựu sinh viên nay đã trở thành đội ngũ giảng viên trẻ của trường. |
Trong những năm gần đây, hoạt động đào tạo sau đại học cũng được phát triển mạnh. Hiện nay, Nhà trường đào tạo 6 chuyên ngành với 8 chương trình đào tạo thạc sĩ và 3 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, trong đó có các chương trình định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng (EMBA), chương trình đào tạo Thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Anh.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, trường đang triển khai xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo vệ tinh, thí điểm đưa một số môn học có tính kỹ thuật và công nghệ vào giảng dạy; triển khai mô hình Blended Learing cho đào tạo chính quy cũng như tăng cường hợp tác với một số trường đại học trong và ngoài nước xây dựng và phát triển một số mô hình đào tạo mới.
Nhà trường cũng đã, đang và sẽ triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú trọng tới các nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, địa phương góp phần phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp, địa phương.
Bên cạnh năng lực chuyên môn, Trường ĐH Ngoại thương cũng luôn chú trọng tạo lập một môi trường rèn luyện và học tập cho sinh viên nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng, quan tâm phát triển các năng lực khác. Thông qua hoạt động của gần 70 câu lạc bộ sinh viên, các thế hệ sinh viên của trường luôn giữ được truyền thống năng động, sáng tạo, giỏi ngoại ngữ, có kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tổ chức tốt nên được thị trường lao động đánh giá cao.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho hay, với phương châm “Khác biệt để dẫn đầu” và sứ mạng đào tạo những công dân toàn cầu, trong tương lai, trường tiếp tục đặt ra nhiệm vụ chiến lược là trở thành ĐH đổi mới sáng tạo; đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, trong đó kinh tế và kinh doanh là thế mạnh; với chất lượng đào tạo và nghiên cứu được công nhận quốc tế, nằm trong nhóm 300 trường hàng đầu châu Á.
Thanh Hùng
Ngày 22/9, Trường ĐH Ngoại thương tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận hội đồng trường, chủ tịch Hội đồng trường và hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.
" alt=""/>Hân hoan ngày trở về 60 năm Trường ĐH Ngoại thươngNhững người Việt - trẻ tuổi hay đã có nhiều trải nghiệm, mỗi người tự tìm thấy câu trả lờivà viết tiếp những câu trả lời của riêngmình bằng tình cảm dành cho đất nước.
Học yêu nước... kiểu Đức
Quá khứ của nước Đức chất chứa nhiều niềm đau. Và những gì người Đức đối xử với quá khứ của mình, thực sự khiến cho nhiềungười phải hổ thẹn cho tới đau lòng khi nghĩ đến chính dân tộc mình." alt=""/>'Tôi thấy quặn lòng thương đồng bào của mình'